HIỂU ĐÚNG VỀ TIÊU CHẢY PHẦN 2

HIỂU ĐÚNG VỀ TIÊU CHẢY PHẦN 2

Đối tượng dễ bị tiêu chảy

Tiêu chảy thường xảy ra quanh năm và ai cũng có thể là đối tượng bị tiêu chảy tấn công. Từ người già đến trẻ em. Từ người làm việc chân tay đến người làm việc văn phòng đều có nguy cơ bị bê tiêu chảy. Tuy nhiên, đói tượng có nguy có bị tiêu chảy cao nhất là trẻ em.

Do sức đề kháng còn kém, do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, do chưa có nhận thức về việc giữ gìn vệ sinh… nên trẻ em, đặc biệt là các trẻ dưới 3 tuổi rất hay bị tiêu chảy.

Theo số liệu thống kê cho thấy, trung bình những trẻ dưới 3 tuổi mỗi năm sẽ mắc từ 1-3 đợt tiêu chảy.

Dấu hiệu tiêu chảy

Tùy theo thời gian bệnh, dấu hiệu tiêu chảy được chia ra thành 3 loại:

Dấu hiệu Tiêu chảy cấp (dưới 2 tuần)

Với các biểu hiện như đại tiện trên 3 lần/ngày, phân lỏng nhiều nước. Tiêu chảy cấp sẽ gây tình trạng mất nước và điện giải. Ngoài ra, người bệnh có thể nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác như rét run, nhức  đầu, mệt mỏi, khát nước , môi khô, mắt trũng, tiểu tiện ít,…

Dấu hiệu Tiểu chảy kéo dài ( từ 2-4 tuần)

Biểu hiện tương tự dấu iệu tiêu chảy cấp nhưng thời gian kéo dài hơn. Thường có các triệu chứng như người mệt lả, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp.

Dấu hiệu Tiêu chảy mạn (thời gian kéo dài trên 4 tuần)

Thường có các biểu hiện như sốt, ớn lạnh về chiều, sụt cân, phân có lẫn mãu, tiêu chảy về đêm ngay cả sau khi đã đi ngủ, đau bụng từng cơn kèm có khối u gò trên thành bụng sờ thấy trong cơn đau, thiếu máu, buốt mót (mắc đi cầu liên tục dù mỗi lần đi được rất ít hoặc không có phân).

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất với tác nhân tiêu chảy hàng đầu là E.coli. Tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột ồ ạt và mạnh hơn các vi khuẩn có lợi, chúng sẽ lấn át và tiết ra các độc tố gây tiêu chảy.

Vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột qua các đường:

– Ăn uống: khi thức ăn bị ôi thiu, bị nhiễm khuẩn. Ăn phải thức ăn không được chế biến, bảo quản hợp vệ sinh. Sử dụng nguồn nước đang ô nhiễm.

– Không giữ vệ sinh tay: Thối quen không rửa tay thường xuyên của nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột thông qua việc đôi tay bẩn cầm nắm thức ăn.

Do virus

Virus gây tiêu chảy phổ biến nhất là virus rotavirus. Các virus khác cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy nhưng chưa được nghiên cứu nhiều là: Adenovirus, Mocwalkvirus, Coronavirus, Picornavirus.

Do kí sinh trùng

Entamoeaba histolytica là tác nhân chủ yếu gây bệnh lỵ amip. Ngoài ra còn có Giardia lamblia và Cryptosporidium.

Do dùng thuốc

Việc sử dụng nhiều thuốc có thể làm bạn bị tiêu chảy, chẳng hạn như: kháng sinh, thuốc chống cao huyết áp, nhuận tràng hoặc antacids chứa magnesium…

Ngoài ra, thói quen hàng ngày cũng có thể làm bạn bị tiêu chảy như uống rượu, cà phê, trà hoặc kẹo cao su không đường và bạc hà.

Nguồn: Ths.BS. Dương Phước Hưng (2016),”Sổ tay phòng ngừa và điều trị tiêu chảy hiệu quả”, Nhà xuất bản Y Học , TP Hồ Chí Minh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MEN SỐNG BẠCH MAI

MEN COLIBACTER

TIN TỨC

HIỂU ĐÚNG VỀ TIÊU CHẢY (PHẦN 1)

Trả lời