Chú ý Táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em

22/10/2019  10:03 AM

Táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em

Táo bón là vấn đề khá thường gặp ở trẻ em. Nó chiếm hơn 3 % lý do đưa trẻ đến khám và30 % đưa trẻ đến khám chuyên khoa tiêu hóa. Nó xuất hiện trong năm đầu ở 17- 40% trẻ táo bón. Táo bón có thể có nguyên nhân (> 30 nguyên nhân khác nhau) hoặc vô căn (hay còn gọi là chức năng). Táo bón chức năng chiếm > 90% số trẻ bị táo bón, và sẽ được đề cập đến trong bài viết này.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

gồm 3 phần: tiêu chuẩn táo bón; mạn tính và chức năng.

– Táo bón: dựa vào tiêu chuẩn Rome III (bảng 1)

– Mạn tính: cần lưu ý tuổi của trẻ và thời gian bệnh để xác định tính mạn tính. Nếu trẻ <4 tuổi thì chỉ cần táo bón 1 tháng là đủ chẩn đoán mạn tính. Với trẻ lớn hơn thì các tiêu chuẩn phải xảy ra ít nhất một lần mổi tuần trong 2 tháng mới gọi là mạn tính và thêm một điều kiện là trẻ không có triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trong thời gian này.

– Chức năng: không có triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo (bảng 2)

 Bảng 1. Tiêu chuẩn Rome III cho chẩn đoán táo bón chức năng

Không có nguyên nhân thực thể (bảng 2) và ≥ 2 tiêu chuẩn sau:

  1. Trẻ < 4 tuổi *
  2. Tiêu < 2 lần mỗi tuần.
  3. Són phân ít nhất 1 lần mỗi tuần sau khi đã biết đi cầu.
  4. Tiền sử nín giữ phân.
  5. Tiền sử tiêu phân cứng hoặc đau khi tiêu.
  6. Có khối phân lớn trong trực tràng.
  7. Tiền sử tiêu phân lớn, nghẹt bồn cầu.

Các triệu chứng đi kèm có thể là quấy, giảm thèm ăn và/hoặc no ngang. Các

triệu chứng này sẽ mất đi sau khi trẻ tiêu được khối phân lớn.

  1. Trẻ ≥ 4 tuổi * và không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
  2. Tiêu < 2 lần mỗi tuần.
  3. Són phân ít nhất 1 lần mỗi tuần sau khi đã biết đi cầu.
  4. Có tư thế nín giữ phân hoặc tiền sử nín giữ phân tự ý.
  5. Tiền sử tiêu phân cứng hoặc đau khi tiêu.
  6. Có khối phân lớn trong trực tràng.
  7. Tiền sử tiêu phân lớn, nghẹt bồn cầu.

*: tuổi được tính là tuổi tương ứng với mốc phát triển của trẻ bình thường

 

Bảng 2: Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo

– Táo bón xuất hiện rất sớm (trước 1 tháng tuổi).

– Tiêu phân su sau 48 giờ sau sinh.

– Tiền căn gia đình có bệnh Hirschsprung.

– Phân nhỏ và dài như bút chì.

– Có máu trong phân mà không có nứt hậu môn.

Suy dinh dưỡng.

– Sốt.

– Ói dịch như mật.

– Tuyến giáp bất thường.

– Chướng căng bụng.

– Dò quanh hậu môn.

– Mất phản xạ hậu môn hay phản xạ bìu.

– Vị trí hậu môn bất thường.

– Giảm phản xạ, lực cơ, trương lực cơ hai chân.

– Lông bất thương vùng cột sống.

– Lõm vùng xương cùng.

– Lệch rãnh gian mông.

– Rất sợ khi được khám hậu môn.

– Sẹo vùng hậu môn.

Nếu chỉ có 1 tiêu chun Rome III và không khẳng định chắc chắn táo bón chức năng  cần thăm khám hậu môn trực tràng

Nếu có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo hoặc táo bón kháng trị  cần thăm khám hậu môn trực tràng để loại trừ bệnh thực thể.

Vòng luẩn quẩn của táo bón chức năng:

Có bé bị táo bón vì nín nhịn, không chịu đi, chỉ vì một số lý do, có khi khá bất ngờ:
– Bé trì hoãn việc đi tiêu nếu nơi đó khiến bé không cảm thấy thoải mái. Hoặc có khi vì bé bận rộn hoặc tập trung vào chuyện khác và bỏ qua nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh.

– Khi đi tiêu, bé có thể bị đau do rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau hơn. Vì vậy, nếu bị bỏ quên bé thì bé sẽ dễ dàng bị rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón: Nín nhịn đi tiêu khiến phân càng ở lâu trong cơ thể, càng lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau, có khi gây rách hậu môn làm bé bị đau và chảy máu. Thế là bé lại càng sợ đi tiêu và quyết định nín nhịn nhiều hơn khi có nhu cầu.

Cứ thế, tác hại của vòng luẩn quẩn này ngày càng càng lớn và cuối cùng khối phân đóng trong trực tràng lớn dần lên. Bé không thể giữ được nữa nên làm són phân. Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa.

Nguồn tham khảo : Bài viết Bs Lê Hoàng Phúc – Website: Nestle Nutrion.

 

CÓ THỂM BẠN QUAN TÂM MỘT SỐ SẢN PHẨM MEN VI SINH HỖ TRỢ TRONG TÁO BÓN

Men sống Bạch Mai

Men vi sinh Colibacter

Trả lời